dr. ruth pfau

Dr. Ruth Pfau là ai? Tại sao bà được mệnh danh là “Mẹ Teresa Pakistan”

Dr. Ruth Pfau là ai? Người phụ nữ được xưng danh là  “Mẹ Teresa Pakistan” đã đóng góp điều gì cho nhân loại? Cùng mayvesinhmiennam.com tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nữ bác sĩ người đạo Cơ Đốc vĩ đại – được những người dân Pakistan ngưỡng mộ và nể phục trong bài viết này nhé!

Bạn có biết Dr.Ruth Pfau là ai? 
Bạn có biết Dr.Ruth Pfau là ai?

Dr. Ruth Pfau là ai?

Ruth Pfau sinh ngày 9/9/1929 ở Leipzig nước Đức. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, ngôi nhà của gia đình bà bị ảnh hưởng nặng do ném bom, sau khi Liên Xô chiếm được Đông Đức thì gia đình bà đã chạy trốn sang Tây Đức, trong thời gian học tập tại đây, Ruth Pfau  đã chọn Y làm ngành học mà mình theo đuổi.

Ruth Pfau tốt nghiệp cấp 3 tại Tây Đức và đăng ký thi cùng học Y tại trường Mainz nước Đức.

Bước ngoặt cuộc đời đầu tiên của người phụ nữ này là cuộc gặp mặt với một người phụ nữ người Hà Lan theo đạo Cơ Đốc – truyền bá và giảng giải về sự tha thứ cùng tình yêu trong cuộc sống. Ruth Pfau sau đó đã tham gia vào các buổi thảo luận về văn học cổ điển và triết học ngay trong chính ngôi trường hiện tại bà đang theo học. Cuộc gặp mặt đó tác động rất lớn đến sự lựa chọn của bà sau này.

Bà chuyển sang Marburg học sau khi đã hoàn thành khóa học kiểm tra lâm sàng, Ruth Pfau lúc đó chuyên nghiên cứu về căn bệnh Phong (bệnh hủi) một căn bệnh cực kỳ khủng khiếp thời kỳ đó. Trong thời gian học thì bà đã được rửa tội đạo Tin Lành vào 1951 và năm 1953 Ruth Pfau chuyển sang đạo Công giáo La Mã.

Ruth Pfau đã quyết định đi Pháp du lịch năm 1957 để coi như xả hơi sau khi tốt nghiệp, sau chuyến đi du lịch thì bà đã đến Ấn Độ để học tập, làm việc và truyền giáo. Trong quá trình di chuyển thì bà không may bị kẹt ở Karachi – một thành phố ở Pakistan do vấn đề vệ thị thực. Thời gian này chính là bước ngoặt thứ hai khiến cô bác sĩ trẻ Ruth Pfau trở thành “mẹ Têrêsa Pakistan”.

Dr. Ruth Pfau mất vào ngày 10/8/2017 tại thành phố Karachi của Pakistan do tuổi già, lễ tang của bà được tổ chức theo nghi lễ quốc tang do những đóng góp to lớn trong cả cuộc đời với đất nước và người dân nơi đây. Dù cho việc  bà là người Cơ Độc và không theo đạo Hồi.

Tang lễ được tổ chức tại nơi sinh thời bà tham gia các hoạt động theo tôn giáo của mình – nhà thờ St.Patrick. Quan tài của Ruth Pfau còn được phủ cờ của Pakistan và chính phủ đã bắn một tràng pháo lên trời để đưa tiễn, mọi hoạt động đều được truyền hình trực tiếp tới người dân của đất nước này.

Mộ của Dr. Ruth Pfau được đặt tại thành phố Karachi
Mộ của Dr. Ruth Pfau được đặt tại thành phố Karachi

Sự nghiệp của Dr.Ruth Pfau

Dr. Ruth Pfau đến trong thời điểm Pakistan đang trải qua dịch bệnh Phong (bệnh hủi). Đây được coi là căn bệnh khủng khiếp thời bấy giờ và được cho là lây qua đường không khí, khi mà người nhiễm bệnh sẽ có những biểu hiện như viêm nhiễm, lở loét, cơ dần yếu đi và bị cụt những ngón tay, ngón chân vĩnh viễn. Chính vì những hình ảnh đau lòng cùng kinh khủng ấy khiến những người bệnh Phong bấy giờ bị hắt hủi và kỳ thị rất nhiều.

Khi bị kẹt ở Pakistan, Ruth Pfau đã phải chứng kiến rất nhiều những cảnh tượng đau lòng ấy, bà đã đi đến khu Lepers – khu cách ly những người bệnh Phong và tận mắt thấy cảnh họ bị đối xử, bị kỳ thị và vật vã trong bệnh tật mà không ai giúp đỡ. 

Nữ tu sĩ trẻ tuổi lúc đó khó mà kiềm chế nước mắt của mình, chính những điều đã học về tư tưởng trong những năm còn là sinh viên đã giúp cô bác sĩ 29 tuổi lúc đó – mang theo lòng thương người và kiến thức của mình – ra một quyết định quan trọng không chỉ cho mình mà cho cả người dân Pakistan sau này: Đó là ở lại giúp đỡ chữa bệnh cho những người bệnh Phong. Không chỉ chữa bệnh bên ngoài mà còn thay đổi nhận thức của con người nơi đây về căn bệnh này.

Quá trình hoạt động của Dr.Ruth Pfau

Đầu tiên, Ruth Pfau đã đến và chữa trị bệnh cho người dân Pakistan tại các khu ổ chuột, những con người nghèo đói và không có tiền chữa bệnh tại những trung tâm y tế hiện đại. 

Sau hai năm làm công việc này, dr. Ruth Pfau đã mở phòng khám Marie Adelaide cùng với tiến sĩ IK Gill chuyên chữa trị bệnh Phong, đồng thời mở ra quỹ để tân trang và mở rộng hệ thống khám chữa bệnh, mua sắm thiết bị thuốc thang, mở các trung tâm vật lý trị liệu, sản xuất các chi giả và nhà ở dành cho người khuyết tật và nghèo. Nhằm hỗ trợ những người bệnh có thể mau chóng quay về cuộc sống bình thường. 

Dr. Ruth Pfau còn đăng ký học thêm nhiều khóa học chuyên sâu về bệnh Phong vào năm 1965 và vẫn luôn nỗ lực phổ biến cùng truyền bá những kiến thức đúng đắn của căn bệnh này đến với người dân để xoá bỏ đi những sự kỳ thị và tẩy chay của mọi người đối với người bị mắc căn bệnh này.

Phòng khám dưới sự nỗ lực của Ruth Pfau ngày càng tiếp cận với nhiều bệnh nhân hơn, đến cuối năm 1956 thì trung tâm Marie Adelaide đã mở được 157 phòng khám trên khắp Pakistan và tiếp nhận khoảng 56.500 bệnh nhân đến từ các tỉnh của nước này, một số người từ Afghanistan cũng đã đến và điều trị.

Dr.Ruth Pfau tận tình chăm sóc bệnh nhân
Dr.Ruth Pfau tận tình chăm sóc bệnh nhân

Thành quả cho những nỗ lực của  Dr. Ruth Pfau 

Sự cống hiến tuyệt vời của Ruth Pfau được thế giới công nhận khi vào năm 1966, tổ chức Y tế thế giới WHO đã tuyên bố rằng căn bệnh Phong tại Pakistan đã được kiểm soát và cũng là nước đầu tiên tại châu Á có thể kiểm soát thành công căn bệnh này. 

Bệnh nhân của căn bệnh tại Pakistan giảm xuống rõ rệt từ gần 20.000 người vào năm 1980 và chỉ còn 531 người theo ghi nhận vào năm 2016. Thành tích này ghi lại dấu ấn vang dội của ngành y tế Pakistan nói riêng và y tế thế giới nói chung. Khỏi phải nói, Dr. Ruth Pfau sau đó đã được phong hàm lên tiến sĩ và nhận được rất nhiều huy chương và giải thưởng trong lĩnh vực y học. 

Năm 1979, Dr.Ruth Pfau còn được bổ nhiệm thành cố vấn liên bang căn bệnh Phong cho bộ Y tế và phúc lợi tại Pakistan, chức vụ mới này giúp cho bà có thể thực hiện mong muốn đi được khắp đất nước để chữa bệnh cho người dân và có thêm điều kiện để lập được nhiều trạm y tế hơn, đào tạo. Ngoài ra, bà chính thức được cấp quốc tịch Pakistan vào năm 1988.

Vào ngày 23/3/1989, đích thân tổng thống Pakistan đương nhiệm hồi đó đã trao giải thưởng Hilal-i-Pakistan cho bà – một giải thưởng cho những người có đóng góp lớn lao cho lợi ích quốc gia Pakistan và ca ngợi Ruth Pfau là “Mẹ Teresa của Pakistan”. Tấm lòng thương người và hết lòng vì bệnh nhân của bà xứng đáng là một tấm gương sáng cho các bác sĩ thế hệ mai sau.

Sau khi Ruth Pfau thì vào ngày 19/9/2017 bộ trưởng bộ Y tế lúc đó là Sindh Syed Murad Ali Shah đã phê duyệt việc đổi tên bệnh viện dân sự Karachi thành bệnh viện Tiến sĩ Ruth Pfau nhằm mục đích tri ân và tưởng nhớ con người vĩ đại này.

Sự vinh danh trên Google Doodle

Google Doodle cũng đã thay đổi logo của mình vào ngày 9/9 – ngày sinh nhật của bà như một lời cảm ơn và vinh danh người phụ nữ nhỏ bé nhưng có tấm lòng bao la với những người nhiễm bệnh Phong khốn cùng tại đất nước Pakistan.

Mong rằng những thông tin mà mayvesinhmiennam.com cung cấp phía trên đã cho bạn hiểu thêm về Dr. Ruth Pfau cùng cuộc đời và sự nghiệp của bà. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ cho đến cuối đời, danh xưng “Mẹ Teresa Pakistan” thực sự xứng đáng với người phụ nữ nhỏ bé nhưng vĩ đại này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *