hoạ sĩ Bùi Xuân Phái

Google vinh danh hoạ sĩ Bùi Xuân Phái – Tiểu sử và sự nghiệp của ông

Vào ngày 1/9/2019, Google vinh danh hoạ sĩ Bùi Xuân Phái bằng cách thay đổi logo của mình thành tranh minh hoạ với hình ảnh ông cầm cây cọ và bảng vẽ, với nền là bức tranh “Phố Phái” nức tiếng. Trong bài viết này, hãy cùng mayvesinhmiennam.com tìm hiểu thêm về cuộc đời cũng như sự nghiệp của người hoạ sĩ tài hoa bậc nhất Việt Nam thế kỷ XX này nhé!

Google Doodle vinh danh hoạ sĩ Bùi Xuân Phái
Google Doodle vinh danh hoạ sĩ Bùi Xuân Phái

Cuộc đời của danh hoạ Bùi Xuân Phái

Có thể nói cuộc đời Bùi Xuân Phái gắn liền với Hà Nội, ông sinh 1/9/1920 tại làng Kim Hoàng, Vân Canh, Hà Tây mà nay thuộc Hà Nội. Tại một mảnh đất có truyền thống về tranh khắc gỗ nên tình yêu với nghệ thuật của ông được nhen nhóm từ rất sớm.

Chân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái
Chân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái

Một thời gian sau đó, gia đình ông chuyển đến phố Hàng Thiếc rồi lại chuyển về 87 Hàng Bút (phố Thuốc Bắc hiện nay), cậu bé Bùi Xuân Phái lúc đó lớn lên giữa những con đường và ngõ nhỏ nơi phố cổ Hà Nội đã dần hun đúc tình yêu của ông với nơi đây. 

Không theo nghề y như nguyện vọng của cha, Bùi Xuân Phái đi theo nghệ thuật hội hoạ theo nguyện vọng của mình, ông đăng ký học tại trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương (nay hiện là đại học Mỹ thuật Việt Nam) cùng thế hệ với nhiều hoạ sĩ khác như Dương Bích Liên hay Nguyễn Sáng….

Cậu sinh viên Bùi Xuân Phái khi đó vừa phải phụ giúp gia đình vừa phải đi làm thêm trang trải học phí nên rất chăm vẽ tranh minh hoạ cho các báo khác nhau, nên bức tranh mà ông bán được đầu tiên là vào năm 20 tuổi. Ông học và tốt nghiệp khoá học 1941 – 1945, sau khi tốt nghiệp thì Bùi Xuân Phái đã đi tham gia kháng chiến cũng như triển lãm tranh ở rất nhiều nơi. Sau nhiều năm lang bạt bên ngoài, Ông quay lại Hà Nội vào năm 1952 và ở tại nơi đây cho đến khi mất.

Sự nghiệp của danh hoạ Bùi Xuân Phái

Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái đến hiện tại được đánh giá cao không chỉ vì những tác phẩm tuyệt vời mà cả trong nhân cách và đạo đức. Ông cũng thuộc một trong những thế hệ tài hoa cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thế kỷ 20, sự nghiệp của ông cũng nhấp nhô theo những biến động của đất nước thời kỳ đó. 

Sau khi trở về Hà Nội từ năm 1952, ông về ở lại căn nhà cũ ở 87 đường Thuốc Bắc và mở một xưởng vẽ nhỏ ở đó, vừa là nơi mưu sinh vừa là nơi thỏa mãn niềm đam mê với nghệ thuật. Năm 1957 ông bị cách chức giảng dạy tại Học Viện Mỹ Thuật và cấm việc trưng bày tranh vì ủng hộ phong trào đòi sự tự do chính trị trên báo “Nhân Văn”. Bùi Xuân Phái đã phải lấy nhiều bút hiệu khác nhau và kiếm sống bằng cách vẽ tranh minh hoạ, biếm hoạ cho các báo.

Mãi đến năm 1984, ông mới được quyền trưng bày lại những tác phẩm của mình với buổi triển lãm cá nhân đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời mình. Với khoảng 24 bức tranh được đặt mua ngay trong ngày khai mạc nên buổi triển lãm được đánh giá là thành công nhất Việt Nam lúc bấy giờ.

Nghệ thuật của Bùi Xuân Phái vô cùng mộc mạc và giản dị, thấm đẫm hương vị của quê hương Việt Nam. Ông có thể sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau khi vẽ nhưng Bùi Xuân Phái sử dụng nhiều nhất là chất liệu sơn dầu. Ông vô cùng đam mê với đề tài phố cổ Hà Nội và tác phẩm “Phố phái” chính là tác phẩm thành công nhất trong cuộc đời của ông. 

Một trong số chùm tác phẩm “Phố Phái” nổi tiếng của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái
Một trong số chùm tác phẩm “Phố Phái” nổi tiếng của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái

Tác phẩm ghi lại hình ảnh của phố phường Hà Nội những năm của thế kỷ 20, có lẽ tình yêu với Hà Nội đã thấm vào trong xương cốt của người đàn ông này nên người xem có thể cảm nhận ngay thứ cảm xúc mà ông truyền tải qua bức tranh của mình. Tuy vậy, chỉ tình yêu với Hà Nội là yếu tố cần nhưng chưa đủ, Bùi Xuân Phái còn hiểu về nghệ thuật của mình để có thể tìm ra điểm cốt lõi, tạo ra dấu ấn đặc trưng khiến người xem khó mà có thể quên được. 

Rất nhiều người xem Phố Phái vừa quen lại vừa lạ. Cái quen thuộc ở đây chính là đường phố và cảnh phố thực, còn cái lạ chính là vì nó được vẽ qua cái nhìn của riêng “Phố Phái”. Những đặc điểm về cuộc sống cũng như phong cảnh của Hà Nội vào thế kỷ XX được phác hoạ đầy khác biệt nhưng vẫn ẩn chứa những tình cảm sâu đậm của người hoạ sĩ với nơi đây. Bạn có thể nhận thấy những mảng tường loang lổ vết bẩn, những đường nét của phố cổ đi sâu trong tâm trí của những người con nơi đất Hà Nội, trộn lẫn trong đó là sự sáng tạo cùng cảm xúc của Bùi Xuân Phái đã giúp tạo nên hiệu ứng bất ngờ.

Hoạ sĩ Lê Thiết Cương – một người hoạ sĩ đương đại hàng đầu Việt Nam hiện tại đã nhận xét về Phố Phái rằng dù trong lịch sử Việt Nam đã có bao con người vẽ về Hà Nội nhưng người chuyên tâm nhất và thành công thì chỉ có Bùi Xuân Phái. Hãy Thái Bá Văn – nhà nghiên cứu nghệ thuật và phê bình cũng cảm thán “Phố Phái” tựa như một mạch nước ngầm, mạnh mẽ nhưng vẫn dịu dàng thẩm thấu và lan rộng, chạm đến tận cùng của những tâm hồn xa lạ.

Tuy về phong cách sáng tác của Bùi Xuân Phái vẫn chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật trường phái Paris nhưng cái hồn cốt mà ông truyền tải vào tranh lại chạm đến các cảm xúc của người Việt ta.

Bên cạnh bức tranh “Phố Phái” nổi tiếng thì Bùi Xuân Phái còn vẽ tranh với rất nhiều đề tài khác nhau như hát chèo, nông thôn, tĩnh vật, tranh khoả thân hay chân dung và hầu hết chúng đều rất thành công. Những tác phẩm này được vẽ trên rất nhiều vật liệu khác nhau như bảng gỗ, giấy…

Những tác phẩm nổi tiếng và tiêu biểu của Bùi Xuân Phái:

  • Phố cổ Hà Nội – Tranh Sơn dầu năm 1972
  • Trước giờ biểu diễn – 1984
  • Hà Nội kháng chiến – Tranh Sơn dầu năm 1966
  • Vợ chồng chèo – Tranh Sơn dầu năm 1967
  • Sân khấu chèo – Tranh Sơn dầu năm 1968
  • Phố vắng – Tranh Sơn dầu năm 1981
  • Xe bò trong phố cổ – Tranh Sơn dầu năm 1972
  • Hóa trang sân khấu chèo – Tranh Sơn dầu năm 1968

>>Tìm hiểu thêm về họa sĩ Bùi Xuân Phái tại wikipedia

Các giải thưởng mà hoạ sĩ Bùi Xuân Phái đạt được

Dưới đây là những giải thưởng mà trong cuộc đời hoạ sĩ Bùi Xuân Phái đạt được:

  • Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980
  • Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984
  • 1946 – Nhận giải thưởng về triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 
  • 1996 – Truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật 
  • Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
  • Sau khi ông mất thì vào năm 1997, Bùi Xuân Phái được truy tặng Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.

Vì sao Google Doodle vinh danh hoạ sĩ Bùi Xuân Phái?

Dành cho những bạn chưa biết Google Doodle là gì thì tại trang tìm kiếm bậc nhất thế giới, Google thường thay đổi biểu tượng và logo của mình trong một khoảng thời gian ngắn để nhằm tưởng niệm, nhắc nhở hay đánh một sự kiện đang xảy ra  hoặc vinh danh một con người.

Cố hoạ sĩ Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam của thế kỷ XX, ông đứng hạng 7700 người nổi tiếng trên thế giới và thứ 16 trong danh sách các danh hoạ. Ông là người thứ hai sau nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có được danh dự này!

Với những thông tin phía trên, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin và hiểu hơn về lí do Google vinh danh hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, cũng biết thêm về tiểu sử và sự nghiệp hội hoạ của người đàn ông tài năng này. Và chắc chắn rằng câu chuyện về ông và những tác phẩm để đời sẽ còn sống mãi với thời gian.


>>Xem thêm: https://mayvesinhmiennam.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *