Hiệp sĩ John Tenniel

Hiệp sĩ John Tenniel là ai? Tiểu sử- sự nghiệp danh hoạ xứ sở sương mù

Vào ngày 28/02/2020, Google Doodle đã vinh danh hiệp sĩ John Tenniel nhằm vinh danh người hoạ sĩ tài ba của xứ sở Sương mù – nước Anh vào dịp kỷ niệm tròn 200 năm ngày sinh của ông. Nếu bạn chưa rõ hiệp sĩ John Tenniel là ai, cũng như vì sao người hoạ sĩ này lại có danh xưng là “hiệp sĩ” thì hãy cùng mayvesinhmiennam.com tìm hiểu tiểu sử cũng như sự nghiệp của con người này tại đây!

Bức tranh mà Google sử dụng để vinh danh hiệp sĩ John Tenniel
Bức tranh mà Google sử dụng để vinh danh hiệp sĩ John Tenniel

Hiệp sĩ John Tenniel là ai?

Hiệp sĩ John Tenniel sinh vào ngày 28/02/1820 ngay tại thủ đô London, nước Anh. Ông là con trai của một nữ vũ công nổi tiếng dòng dõi Huguenot và cha là người hướng dẫn đấu kiếm. Sinh ra ngay tại thủ đô với gia cảnh khá giả, John Tenniel được cung cấp một môi trường phát triển rất tốt, ông được học tập và nhận giáo dục tại các ngôi trường danh giá và theo học tại học viện Hoàng gia của nước Anh.

Ông tiếp cận với nghệ thuật rất sớm, ngay từ khi còn học tại học viện Hoàng gia Anh ông đã gửi những tác phẩm hội hoạ của mình đến với triển lãm của hội hiệp sĩ Anh. Niềm đam mê nghệ thuật bất tận của ông không tắt kể cả khi thị lực bên mắt phải bị giảm, thậm chí sau này mù hoàn toàn trong lúc luyện tập đấu kiếm cùng cha ruột vào năm 20 tuổi.

John Tenniel có vẻ không có quá nhiều phản ứng với điều này, đến mức cả chính cha ông cũng không biết rằng bản thân đã khiến cậu con trai hỏng một bên mắt vì lỗi lầm của mình. 

John Tenniel nổi tiếng với tài năng hội hoạ trước cả khi ông được phong làm “Hiệp sĩ”, ông được coi là người đầu tàu của dòng tranh minh hoạ tại những năm cuối thế kỷ 19. Hơn cả thế, John Tenniel còn đảm nhận việc sáng tác các bản vẽ về chính trị, những tác phẩm của ông cũng tạo nên giá trị cho dòng tranh ảnh hoạt hình chính trị. 

John Tenniel được nữ hoàng Elizabeth phong hàm “Hiệp sĩ” vào năm 1893. Ông kết hôn với người vợ là bà Julia Giani – tuy nhiên bất hạnh thay vợ ông lại đột ngột qua đời hai năm sau đó, John Tenniel cũng không tái hôn và lựa chọn sống cuộc đời đơn độc đến cuối đời và dành hết cuộc đời của mình cho nghệ thuật, ông cũng thường được trợ giúp bởi mẹ vợ và em vợ. 

Khi hai bên mắt đã hoàn toàn mờ, đồng thời tuổi cao sức yếu, John Tenniel nghỉ hưu vào năm 1901. Cả cuộc đời ông hầu hết đều ở tại thủ đô London, hiệp sĩ John Tenniel sống thọ và ra đi vào năm 1914, hưởng thọ 94 tuổi. 

Tranh chân dung hiệp sĩ John Tenniel khi về già
Tranh chân dung hiệp sĩ John Tenniel khi về già

Sự nghiệp của danh hoạ xứ sở sương mù John Tenniel

Khởi đầu sự nghiệp hội họa ngay từ khi trên ghế nhà trường, John Tenniel chính thức đánh dấu hành trình của mình vào năm 1936 khi lần đầu tiên gửi tranh cho triển lãm tranh của hội nghệ sĩ Anh. Trong cuộc hành trình dài này có khá nhiều cột mốc quan trọng và thành công mà ông đã đạt được.

Vào năm 1840, hiệp sĩ John Tenniel đã gia nhập vào hội nghệ sĩ Clipstone và bắt đầu bằng việc viết kịch bản châm biếm, ông tự học tập và giáo dục bản thân bằng cách tự rèn luyện bằng cách vẽ hoặc phác hoạ hình ảnh thông qua trí nhớ của bản thân chứ không ngồi sao chép những mẫu có trong thực tế. 

Năm 1845 là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của John Tenniel khi mà ông đã dùng tài năng và đôi bàn tay khéo léo của mình vẽ ra bức vẽ hoạt hình dài đến 12m. Bức tranh này được đem đi tham dự cuộc thi của Hoàng gia về chủ đề về thiết kế trang trí tranh tường tại cung điện Westminster. 

Và bất ngờ làm sao, bức tranh này đã giành được chiến thắng vang dội, ông được thưởng đến 100 bảng Anh kèm số tiền hoa hồng khi bức hoạ được trưng bày tại phòng Khánh Tiết Quốc hội Anh. Trên cả thì sự thành công này đã nâng tầm ảnh hưởng cùng tên tuổi của hiệp sĩ John Tenniel lên một bước mới. 

Tiếp đến vào năm 1850, John Tenniel được mời làm hoạ sĩ sáng tác cho tạp chí Punch. Đây cũng là công việc mà ông làm hơn nửa đời người sau đó, ban đầu John Tenniel còn kết hợp cùng họa sĩ John Leech, nhưng sau khi hoạ sĩ John Leech qua đời thì ông được giao hoàn toàn việc sáng tác các bản vẽ tranh hoạt hình chính trị trên tạp chí. 

Những bức vẽ của ông không chỉ tạo nên giá trị cho dòng tranh hoạt hình chính trị mà còn tái hiện lại hình ảnh nước Anh đang dần thay đổi lúc bấy giờ cùng với sự cải cách trong cả chính trị và xã hội. Hiệp sĩ John Tenniel cũng ngày càng “mạnh dạn” bày tỏ những vấn đề nhức nhối của chính trị trong những bức tranh của mình.

Một trong những dấu mốc quan trọng thứ hai của John Tenniel chính là việc ông đảm nhận vai trò làm người vẽ minh họa cho cuốn Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên vào năm 1865 và Alice ở xứ sở trong gương (1872). 

Cuốn phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên ông đã vẽ tổng cộng 92 bức tranh và cực kỳ thành công với vai trò này, sau đó tác phẩm này trở thành cuốn bán chạy nhất nước Anh tại thời điểm bấy giờ và một lần nữa nâng tầm tên tuổi của John Tenniel đến với quốc tế.

Một trong những bức tranh minh hoạ cho Alice In Wonderland 
Một trong những bức tranh minh hoạ cho Alice In Wonderland

Và thế là vào năm 1893, với những thành tựu và cống hiến mà ông đạt được, nữ hoàng Anh Elizabeth đã chính thức phong John Tenniel danh hiệu “Hiệp sĩ”. 

Hiệp sĩ John Tenniel tiếp tục cống hiến cho đến khi hai mắt của ông hoàn toàn không còn thấy gì và quyết định nghỉ hưu vào năm 1901. Khi đó ông đã 80 tuổi. 

Phong cách hội hoạ cùng những tác phẩm nổi tiếng của Hiệp sĩ John Tenniel 

Nghệ thuật mà John Tenniel theo đuổi chính là việc vẽ tranh biếm hoạ và phác hoạ cho những cuốn sách. Những nét vẽ của ông không chỉ sống động và tinh tế mà còn mang được cái hồn của tác phẩm.

Phấn đấu học tập và nỗ lực từng ngày giúp cho tên tuổi và tài năng của hiệp sĩ John Tenniel đi lên, dần vượt qua những đối thủ lừng lẫy thời bấy giờ. Nếu nhắc đến đặc điểm của những tác phẩm của John Tenniel, ta sẽ thấy ba điều sau:

  • Phong cách hội hoạ của ông thuộc phong cách vẽ Văn bia Nazarene của Đức. Tức là cách vẽ là nổi bật chủ thể của sự vật bằng việc in đậm chúng lên. 
  • John Tenniel gây ấn tượng và khắc hoạ được phong cách vẽ của bản thân đến tiềm thức người xem thông qua việc gài cắm những yếu tố bí ẩn và kỳ lạ  khiến người ta tò mò tìm hiểu. 
  • Những đường nét trong tranh đều chất chứa ý nghĩa phía sau, có sự logic chặt chẽ chứ không phải những nét bút tuỳ tiện. Nhưng vẫn không mất đi sự chân thực và gần gũi với người xem, dẫu cho nó là hình ảnh biểu trưng cho những thế giới tưởng tượng và kỳ ảo.

Nhiều nhà phê bình đã đánh giá những bức tranh của ông với hai tác phẩm Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên và Alice ở xứ sở trong gương thành công chính là việc ông phác thảo được bối cảnh cũng như quy luật xa gần ngay trong bức tranh nhờ sự quan sát tinh tế cùng sự cảm nhận thiên bẩm của danh họa tài năng này.

Những tác phẩm để đời của Hiệp sĩ John Tenniel bao gồm:

  • Năm 1842, bức tranh Samuel Carter Hall minh hoạ cho sách The Book of British Ballads.
  • Năm 1965, minh hoạ cho tác phẩm Alice In Wonderland Illustrations.
  • Năm 1972, minh hoạ cho tác phẩm Through the Looking Glass.
  • Năm 1981, bức tranh “Trận đấu không cân sức”.

Những tác phẩm của John Tenniel đến hiện tại còn mang những giá trị rất lớn. Hy vọng những thông tin phía trên đã cho bạn thêm thông tin về Hiệp sĩ John Tenniel cùng tiểu sử và sự nghiệp thành công của ông.

Nguồn: Wikipedia


>>Xem thêm: https://mayvesinhmiennam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *