Nghiên cứu sơ đồ mạch AVR máy phát điện

Sơ đồ mạch AVR máy phát điện được sử dụng nhiều nhất

Khi nhắc đến máy phát điện, người ta thường chỉ chú trọng đến 2 phần chính đó chính là roto và stato. Tuy nhiên trên thực tế, máy phát điện còn được cấu tạo bởi nhiều linh kiện, bộ phận khác. Trong đó không thể không nhắc đến AVR-bộ điều chỉnh điện áp máy phát. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu về sơ đồ mạch AVR máy phát điện và cách đấu AVR cho máy phát điện như thế nào nhé!

Nghiên cứu sơ đồ mạch AVR máy phát điện
Nghiên cứu sơ đồ mạch AVR máy phát điện

Bộ điều chỉnh áp AVR máy phát điện là gì?

AVR (Automatic Voltage Regulator) máy phát điện là bộ tự động điều chỉnh điện áp, cài đặt trong hệ thống kích từ máy phát điện. AVR sẽ được đấu nối với các biến điện áp 1 pha trong tủ thiết bị để thực hiện đóng cắt máy phát điện.

Đây là một loại điện tử kỹ thuật số, dựa theo nguyên lý điều chỉnh PID theo độ lệch của điện áp đầu cực mà thực hiện nhiệm vụ chính là ổn định điện áp đầu ra.

Một bộ tự động điều khiển điện áp cơ bản sẽ bao gồm một vòng lặp điều chỉnh bằng một loạt những tín hiệu phân tích tải, để đạt được sự ổn định tạm thời và ổn định động.

Bên cạnh đó, bộ phận này còn có chức năng kích từ chổi than, điều chỉnh các hằng số hệ số công suất và dòng điện trường.

Mạch AVR có nhiều loại, tùy theo từng model máy và công suất hoạt động khác nhau. Thông thường, cả máy phát điện chổi than hay không dùng chổi than đều sử dụng mạch AVR để kích từ.

Bộ điều chỉnh áp AVR
Bộ điều chỉnh áp AVR

Phân loại AVR máy phát điện

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mạch AVR khác nhau, do đó việc phân loại cũng gặp khá nhiều khó khăn. Chúng ta có thể tham khảo cách phân loại sau:

Thông thường, máy phát điện được chia làm các loại như sau:

  • Máy phát điện 1 pha, 3 pha.
  • Máy phát điện chạy xăng, chạy dầu.
  • Máy phát điện kích từ trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Máy phát điện công suất nhỏ và máy phát điện công suất lớn.

Dựa theo các cách phân loại máy phát điện, chúng ta sẽ thấy mạch AVR cũng được phân loại tương ứng:

  • Mạch AVR cho máy phát điện 1 pha, 3 pha.
  • Mạch AVR cho máy phát điện chạy xăng, chạy dầu.
  • Mạch AVR cho máy phát điện kích từ trực tiếp, gián tiếp.
  • Mạch AVR cho máy phát điện công suất lớn, nhỏ.

Sơ đồ mạch AVR máy phát điện và nguyên lý làm việc

Dưới đây là sơ đồ AVR trong máy phát điện:

Sơ đồ mạch AVR máy phát điện
Sơ đồ mạch AVR máy phát điện

Trong đó:

  • Cuộn dây 1-2 cấp nguồn AC cho mạch kích từ.
  • Cuộn dây 3-4 là cuộn dây hồi tiếp, có tác dụng đo lường điện áp của máy phát để điều chỉnh cho phù hợp.
  • F+ hay F- là cuộn dây kích từ trong roto.

Theo sơ đồ trên, mạch AVR sẽ hoạt động như sau:

Nguồn kích được chỉnh lưu qua cầu diode PB1004, tạo thành điện áp một chiều cấp điện cho cuộn dây kích từ qua sự điều chỉnh của transistor darlington D718 và H1061. Cặp Darlington này phân cực bằng 2 điện trở 27k Ohm và 5w song song. Nếu không có gì thay đổi, transistor D718 sẽ bão hòa. Gần như toàn bộ điện áp sẽ được đặt lên cuộn kích từ.

Tiếp theo đó, cuộn dây 3-4 hồi tiếp điện áp ra về mạch điều thế. Nếu máy phát đủ điện áp định mức, U hồi tiếp xấp xỉ 26VAC sẽ được điều chỉnh thành 24VDC. Điện áp này đi qua bộ lọc 470Ω và 47µF thành 8,6V. Nếu điện áp máy phát lớn hơn 220V, điện áp hồi tiếp sẽ lớn hơn 8,6V, khi đó zenner dẫn và trans H1061 dẫn sẽ làm giảm bớt dòng phân cực, từ đó làm giảm bớt dòng kích từ.

Đấu nối AVR cho máy phát điện
Đấu nối AVR cho máy phát điện

Cách đấu AVR cho máy phát điện

Trên thực tế cách nối AVR cho máy phát điện khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:

Bước 1: Xác định được ngõ vào và ngõ ra trên AVR, từ đó các định đúng các cực trước khi đấu.

Mạch AVR thường sẽ có 4 đầu nối chính:

  • Đầu nối vào (Input): No T1 hay No V tương ứng với 0v và 220v.
  • Đầu ra (Output): F+ F-: điện áp mỗi chiều kích vào ruột máy hay chổi than.

Bước 2: Đấu nối AVR

Lấy 2 dây đấu từ F+ F- vào các cực + và – tương ứng của chổi than hoặc ruột máy phát.

Bước 3: Vận hành thử nghiệm

Sau khi hoàn tất các công đoạn đấu nối, tiến hành vận hành thử máy phát điện. Nếu thấy điện áp đầu ra đã ổn định ở mức 220V (đối với máy phát 1 pha) và 380V (đối với máy phát 3 pha) là hoàn thành.

Bài viết trên đây cung cấp cho bạn thông tin xoay quanh sơ đồ mạch AVR máy phát điện. Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu và nắm được cách đấu nối, sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *