Cách tính công suất máy phát điện

Cách tính công suất máy phát điện chính xác nhất

Trước khi quyết định đầu tư máy phát điện, bạn bắt buộc phải thực hiện việc tính công suất để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Vậy cách tính công suất máy phát điện như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cách tính công suất máy phát điện
Cách tính công suất máy phát điện

Công suất máy phát điện là gì?

Công suất là lượng tiêu thụ điện năng của thiết bị. Công suất sẽ được biểu thị qua một con số, từ đó người dùng có thể biết được số điện tiêu thụ trong một tháng sử dụng, từ đó tính được số tiền cần chi trả cho việc sử dụng điện hàng tháng.

Công suất máy phát điện, hay công suất máy nổ chính là lượng điện năng mà máy tạo ra. Máy phát điện có chức năng cung cấp điện cho các thiết bị khác, nên cần có công suất hoạt động lớn hơn tổng công suất của các thiết bị tiêu thụ điện.

Nhờ có công suất mà chúng ta có thể lựa chọn được máy phát điện phù hợp, tránh tình trạng dùng điện quá tải, gây nên những sự cố về điện hoặc gây hỏng hóc cho hệ thống thiết bị kết nối với máy phát.

Thông thường, sẽ có 2 loại công suất máy phát điện cần chú ý:

  • Công suất dự phòng: chính là công suất tối đa mà máy phát điện có thể đáp ứng trong điều kiện hoạt động định kỳ. Theo đó, một máy phát điện thông thường sẽ có khả năng cung cấp điện năng cho tải lên đến 200 giờ mỗi năm.
  • Công suất liên tục: công suất mà máy có thể cung cấp liên tục đối với tải cố định, không giới hạn số giờ máy chạy mỗi năm. Công suất này thường được quy định bởi nhà sản xuất, chủ yếu dùng cho các thiết bị có tải ổn định.

Trong đó, ta luôn có công suất dự phòng lớn hơn công suất liên tục. Công suất liên tục là thông số quan trọng nhất, thể hiện mức công suất mà máy phát có thể đáp ứng trong toàn bộ quá trình vận hành. Thông thường, trong mỗi 12 giờ hoạt động, máy phát điện chỉ đáp ứng công suất dự phòng trong khoảng 1 giờ đầu hoạt động.

Máy phát điện có công suất liên tục và công suất dự phòng
Máy phát điện có công suất liên tục và công suất dự phòng

Các đơn vị tính công suất máy phát điện và cách quy đổi

Đơn vị kva

Kva là đơn vị tiêu chuẩn quốc tế dùng để tính công suất cho máy phát điện. Đây là viết tắt của Kilo-Volt-Ampere – đơn vị tính công suất toàn phần hay còn gọi là công suất biểu kiến.

Đơn vị kw

Kw là đơn vị tính công suất được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Đây là công suất thực sử dụng, là hiệu của công suất toàn phần và công suất phản kháng.

Đơn vị HP (mã lực)

HP (Horsepower) chính là sức ngựa. Đây được hiểu đơn giản là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg lên cao 1m trong thời gian 1 giây.

Cụ thể hơn, ta có 1HP=75 kgm/s.

Đơn vị đo công suất tiêu chuẩn là kva
Đơn vị đo công suất tiêu chuẩn là kva

Cách quy đổi giữa các đơn vị đo công suất

  • Quy đổi giữa HP và kw

1HP=0.746kw

1kw=1.36HP

  • Quy đổi giữa kva và kw

Để đổi từ đơn vị kva sang kw, ta có công thức sau:

KW = KVA x cos φ

Trong đó, cos φ là hệ số công suất có giá trị không đổi tùy theo từng loại thiết bị. Thông thường cos φ sẽ dao động trong khoảng 0.2 đến 0.8 phụ thuộc vào quy định của từng nhà sản xuất.

Đối với máy phát điện 1 pha, cos φ thường bằng 1, do đó kva=kw.

Đối với máy phát điện 3 pha. cos φ thường bằng 0.8, tức là 1kva=0.8kw.

Cách tính công suất máy phát điện chính xác nhất

  • Để tính được công suất cho máy phát điện cần mua, bạn cần liệt kê toàn bộ những thiết bị sử dụng điện tại không gian lắp đặt máy phát. Bao gồm: tủ lạnh, tivi, điều hòa, quạt, đèn, máy giặt, máy tính,… Mỗi thiết bị đều có công suất tiêu thụ điện ghi rõ trên nhãn mác hoặc các tài liệu đi kèm. Thông thường, công suất của các thiết bị sẽ được tính theo đơn vị kw.

Đối với điều hòa có đơn vị công suất là BTU (đơn vị nhiệt của Anh), là hằng số phản ánh công suất làm lạnh chứ không phải công suất tiêu thụ điện nên bạn cần phải chú ý.

  • Sau khi liệt kê xong, bạn cần tính tổng công suất tất cả các thiết bị trên theo kw.
  • Để chọn công suất cho máy phát, bạn cần thêm hệ số an toàn. Đối với máy phát điện mới sẽ có hệ số an toàn là 1.1, máy phát điện cũ là 1.1-1.25 tùy tình trạng.

Ví dụ: tổng công suất tải tính được là 10kw, thì công suất máy phát điện mới cần mua sẽ là 10×1.1=11kw.

Tính tổng công suất các thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình
Tính tổng công suất các thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình

Lưu ý: Hệ số công suất đối với một số thiết bị điện:

  • Đối với máy lạnh, tủ lạnh hay motor: cos φ = 0.8.
  •  Đối với đèn huỳnh quang hay máy tính: cos φ = 0.4.
  • Đối với bóng đèn dây tóc hoặc điện trở: cos φ = 1.

Một số lưu ý khi lựa chọn công suất phù hợp cho máy phát điện

Khi tính và lựa chọn công suất cho máy phát điện, bạn cần chú ý một số thông tin sau:

  • Khi khởi động, một số thiết bị sẽ đẩy công suất lên rất cao. Do đó cần có một khoảng công suất dự trù phòng trường hợp công suất tăng lên khi khởi động các thiết bị.
  • Một số tải sinh ra công suất ngược, khiến cho máy phát điện xuất hiện dòng điện ngược. Do đó người tiêu dùng cần chú ý để tránh tình trạng máy phát trở thành động cơ, nhận năng lượng từ lưới gây quá tải hay xoắn trục tức thời.
  • Khi lựa chọn máy phát điện, nên căn cứ vào công suất liên tục.
Lựa chọn máy phát điện với công suất phù hợp
Lựa chọn máy phát điện với công suất phù hợp

Trên đây là cách tính công suất máy phát điện, và cách lựa chọn máy phát điện có công suất phù hợp với lượng tải mà bạn đang tiêu thụ. Mong rằng bài viết giúp bạn chọn mua và sử dụng máy phát điện một cách hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *