Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Tháp làm mát là thiết bị chuyên dùng cho ngành công nghiệp lớn hiện nay. Do vậy người dùng luôn phải quan tâm đến cách bảo dưỡng tháp giải nhiệt, để chúng có hiệu suất hoạt động cao nhất.

Tại sao phải cần bảo dưỡng tháp giảm nhiệt?

Bất kỳ một thiết bị nào trong quá trình sử dụng cũng phải được bảo trì theo định kì. Tháp giải nhiệt cũng vậy. Thiết bị này đa phần cấu tạo theo dạng hở. Do đó mỗi lần nước trao đổi tuần hoàn vào bể, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài và tạp chất trong nguồn nước chưa được xử lý sẽ làm bẩn hệ thống tháp. Nếu chúng ta không có phương pháp bảo dưỡng định kỳ, mà cứ để thiết bị hoạt động liên tục thì tình trạng lắng cặn sẽ làm giảm lượng nước phân chia cho đường ống. Hơn nữa việc kiểm tra máy móc định kỳ còn giúp người dùng dễ dàng phát hiện những lỗi bất thường, để kịp thời sửa chữa.

tháp giải nhiệt nước Tashin
Tháp giải nhiệt nước Tashin

Tham khảo: Công dụng tháp giải nhiệt công nghiệp là gì?

Các bước vệ sinh tháp làm mát

Dùng hóa chất tẩy rửa tháp giải nhiệt

Sau khi pha dung dịch hóa chất hòa tan vào nước còn lại trong bể, người dùng cần thực hiện thao tác xả toàn bộ cặn bẩn và chất tẩy rửa ra khỏi hệ thống. Khi thực hiện xả hóa chất, người dùng chỉ cần bật máy bơm nước và nước sẽ liên tục chạy tuần hoàn trong hệ thống, tẩy rửa đến mọi ngõ ngách trên đường ống. Cuối cùng, bạn phải thử độ PH của nước bằng quỳ tím, nếu đạt trung tính là đạt yêu cầu. Nước đó có thể xả ra ngoài môi trường, mà không có tác động xấu gì.

Làm sạch các ống phân phối nước

Theo hướng dẫn cách bảo dưỡng tháp giải nhiệt của nhà sản xuất LiangChi, Tashin, các đơn vị cần tuân thủ vệ sinh hệ thống ống dẫn nước thường xuyên. Khi thực hiện, bạn cần làm theo quy trình là tháo rời các tấm tản nhiệt và ống phân phối nước, sau đó xịt rửa hết rong rêu và bụi bẩn bám vào ống, giúp thiết bị hoạt động ổn định. Sau khi vệ sinh xong, kỹ thuật viên chỉ cần lắp lại hệ thống đường ống như ban đầu là được.

Hiện tượng phát triển rêu tảo trong tháp giải nhiệt công nghiệp
Hiện tượng phát triển rêu tảo trong tháp giải nhiệt công nghiệp

Kiểm tra dầu bôi trơn

Với thiết bị mới đưa vào sử dụng, người dùng cần thay dầu bôi trơn sau khi tháp giải nhiệt hoạt động được 1 tuần. Sau đó ta sử dụng dầu tẩy không chứa chất phụ gia để vệ sinh tổng thể thiết bị. Khoảng 6 tháng sau khi đã vận hành được 3000 giờ làm việc, chúng ta nên thay dầu cho thiết bị một lần. Ngoài ra, mỗi tháng một lần bạn nên kiểm tra mức dầu trong tháp, nếu mức dầu tụt xuống thấp hơn mức quy định thì bắt buộc phải đổ thêm dầu vào hộp giảm tốc. Đồng thời, khi thực hiện bảo dưỡng cho tháp làm mát nước, người sử dụng cũng cần kiểm tra xem dầu trong hộp dầu có bị ngưng tụ hoặc cô đặc hay không, nếu có thì cần dừng hoạt động và thay ngay. Với trường hợp dầu máy bị vón cục hoặc nhiệt độ của dầu luôn trên 180ºF, thì bạn cần thay dầu máy sau khoảng 1 đến 2 tháng hoạt động.

Kiểm tra, vệ sinh các bộ phận còn lại

Khi bảo dưỡng các đơn vị sản xuất nên định kỳ kiểm tra hệ thống cấp điện cho bộ phận bơm, aptomat, khởi động từ, độ cách điện của motor quạt, máy bơm hay các thiết bị điều khiển, cảm biến nhiệt độ nếu có. Bên cạnh đó, bạn cần duy trì mực nước trong bồn theo quy định để tránh tình trạng nhờn mốc xanh làm ảnh hưởng tới hiệu quả giải nhiệt. Ngoài ra, người dùng cũng nên vệ sinh đế bồn vì đây là bộ phận dưới cùng dễ bị bám bẩn, lắng cặn nhất.

Tham khảo bài viết: Cách vệ sinh tháp giải nhiệt nhanh chóng, hiệu quả

Vận hành thử sau khi bảo dưỡng

Sau khi đóng lại hết các van nút, đây sẽ là bước cuối cùng trong quy trình bảo trì thiết bị. Từ bước này chúng ta có thể phát hiện độ rung, tiếng ồn và độ êm của động cơ. Người dùng phải xem phao tự động đã tự đóng ngắt chưa, và lượng nước ra vào tháp có đều đặn không.

Việc bảo trì thiết bị làm mát là một điều cực kỳ cần thiết. Do vậy mà người dùng cần nắm rõ các bước làm trong cách bảo dưỡng tháp giải nhiệt, để máy hoạt động trơn tru và năng suất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *