Hệ thống tháp giải nhiệt công nghiệp

Cách tính toán thiết kế tháp giải nhiệt công nghiệp

Mỗi doanh nghiệp với lượng máy móc khác nhau sẽ có nhu cầu sử dụng tháp làm mát nước có công suất khác nhau. Lúc này, các đơn vị cần phải tính toán thiết kế tháp giải nhiệt công nghiệp để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất, đáp ứng được yêu cầu công việc và tiết kiệm chi phí đầu tư.

Xem thêm: Công dụng tháp giải nhiệt công nghiệp là gì?

Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với quý khách một số thông tin cần biết về cách tính toán thiết kế tháp hạ nhiệt nước. Mong rằng nhờ vậy quý khách có thể dễ dàng tìm mua được sản phẩm ưng ý cho đơn vị mình.

Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt là một thiết bị làm mát nước, hoạt động theo nguyên lý làm mát bằng không khí. Tháp được thiết kế luồng không khí ngược hướng với lưu lượng nước. Ban đầu, nước sẽ được phun lên bề mặt màng giải nhiệt, không khí đi vào tháp sẽ tiếp xúc với nước nóng rồi kéo hơi nước bay lên theo phương thẳng đứng và đưa nhiệt lượng ra bên ngoài. Nhờ đó, lượng nước trong tháp được làm mát đáng để và đưa tới hạ nhiệt cho các loại máy móc trong nhà xưởng.

cách tính toán tháp giải nhiệt công nghiệp
Hệ thống tháp giải nhiệt công nghiệp

Tháp hạ nhiệt được sử dụng để làm mát cho các hệ thống máy móc có khả năng giải nhiệt bằng nước. Yêu cầu là: nhiệt lượng tỏa ra của hệ thống lớn, có không gian bố trí tháp giải nhiệt và không yêu cầu nhiệt độ làm mát chính xác.

Cách tính toán thiết kế tháp giải nhiệt công nghiệp

– Xác định công suất tỏa nhiệt của hệ thống: nếu chưa có thông số của nhà sản xuất thì bạn cần nắm được lưu lượng nước vào – ra hệ thống, nhiệt độ nước vào – ra hệ thống để áp dụng công thức tính toán sau: Q = C*M*(T2-T1). Trong đó, Q là công suất tỏa nhiệt, C là nhiệt dung riêng của nước, M là khối lượng của nước (được tính thông qua lưu lượng), T2-T1 là nhiệt độ sau trừ đi nhiệt độ ban đầu. Từ công suất tỏa nhiệt của hệ thống, kết hợp với nhiệt độ môi trường và mặt bằng, chúng ta có thể chọn được model tháp giải nhiệt cooling tower phù hợp. Ví dụ những doanh nghiệp có nhu cầu làm mát thấp thì có thể lựa chọn tháp giải nhiệt 10RT, tháp giải nhiệt 20RT,… Còn các doanh nghiệp có nhu cầu giải nhiệt cao thì nên lựa chọn tháp giải nhiệt 125RT, tháp giải nhiệt 250RT,…

– Chọn bơm nước tháp hạ nhiệt: trong quá trình tính toán thiết kế tháp giải nhiệt, chúng ta không thể bỏ qua công đoạn chọn lựa bơm cho tháp. Để lựa chọn mã bơm phù hợp, bạn cần tìm hiểu về thông số lưu lượng và áp suất của bơm.

– Tính thể tích bể trung gian: bể trung gian cần phải lớn hơn một thể tích Vmin để có thể đảm bảo khả năng tuần hoàn của hệ thống giải nhiệt. Thể tích Vmin được tính theo công thức là: Vmin = 6.5 * Q + Vdo ( lít), trong đó Q là công suất làm mát của hệ thống và Vdo là thể tích đường ống.

Chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn trên đây là quý khách có thể tính toán thiết kế tháp giải nhiệt công nghiệp đúng chuẩn, giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí trong việc lựa chọn đầu tư thiết bị này. Và nếu có bất kỳ băn khoăn nào cần được giải đáp kỹ hơn về việc chọn mua, sử dụng và bảo dưỡng tháp làm mát nước, quý khách đừng ngần ngại liên hệ hotline 0912 370 282 – 0972 882 886 hoặc truy cập qua website: https://dienmayhoanglien.vn/thap-giai-nhiet.html để nghe hỗ trợ tư vấn miễn phí, kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *